Body shaming là một trong những cụm từ phổ biến trên mạng xã hội mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong những bình luận, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu chính xác ý nghĩa của từ này. Vậy body shaming là gì, làm sao vượt qua được nỗi sợ hãi khi người khác miệt thị ngoại hình? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của camhcrosscurrents.net để được giải đáp chi tiết những thắc mắc này nhé.
I. Body shaming nghĩa là gì?
Body shaming được hiểu là miệt thị ngoại hình, đây là hình thức dùng ngôn ngữ để chê bai, chế giễu ngoại hình của người khác. Điều này khiến cho người đó cảm thấy bị xúc phạm, khó chịu. Trong một số trường hợp, người có khuyết điểm về ngoại hình cũng tự miệt thì, chê bai chính bản thân mình.
Có nhiều trường hợp body shaming như miệt thị làn da, thân hình… Trường hợp miệt thị ngoại hình phổ biến nhất chính là chê cân nặng người khác. Điều này dễ gây ra sự mặc cảm, rối loạn ăn uống và thậm chí còn tăng cân cho người bị chỉ trích.
Bên cạnh đó, những người có thể tạng gầy cũng là nạn nhân của body shaming. Có thể thấy vóc dáng chính là nội dung tiêu biểu trong những cuộc trò chuyện, chỉ trích về ngoại hình.
II. Nguồn gốc của body shaming
Sau khi biết được body shaming là gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguồn gốc của từ này như thế nào? Tại sao lại phổ biến như vậy. Được biết, danh từ body shaming được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1997, tuy nhiên đây không phải là hiện tượng của xã hội hiện đại. Theo đó, quá trình công nghiệp hóa ở thế kỷ 19, 20 đã giúp nguồn cung cấp thực phẩm đến mức dư thừa. Vì thế mà “Fat” không còn được xem là biểu tượng của sự giàu sang phú quý mà theo vào đó lại trở thành khuyết điểm thường xuyên bị người khác mang ra trêu đùa.
Đến năm 2011, một bức ảnh quảng cáo được đăng tải trên tờ New York Metro đã làm dậy sóng cộng đồng. Hình ảnh nữ người mẫu trong quảng cáo, từ một người tự tin về hình thể đã trở nên mặc cảm, bởi hình ảnh cá nhân đó đã bị khai thác thành một trò đùa.
Cũng tại thời điểm này, động từ body shame được đưa vào sử dụng, ghi nhận sự phổ biến của hành động miệt thị ngoại hình. Đến năm 2016, body shaming chính thức xuất hiện trong hệ thống tìm kiếm của Google tại Việt Nam, sau khi hàng loạt các nghệ sĩ Việt bị chê bai, miệt thị về ngoại hình.
III. Hậu của việc miệt thị ngoại hình
Qua thông tin giải đáp body shaming là gì, có thể thấy hậu quả của việc miệt thị ngoại hình chính là khiến nạn nhân trở nên tự ti. Nếu việc body shaming quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng dồn nén khiến người đó suy sụp tinh thần hoặc nguy hiểm hơn là rơi vào trạng thái trầm cảm, thậm chí còn có những trường hợp tự tử.
1. Tư ti về ngoại hình
Có nhiều người khi nghe người khác chê bai bản thân sẽ trở nên tự ti, nhút nhát và né tránh mọi người xung quanh. Đặc biệt là những bạn trẻ đang ở độ tuổi dậy thì, việc miệt thị ngoại hình rất nhạy cảm. Có không ít những trường hợp đã có suy nghĩ bồng bột khi không chịu nổi áp lực về ngoại hình.
2. Suy sụp tinh thần
Ban đầu những nạn nhân của tình trạng body shaming chỉ cảm thấy buông. Sau đó, những lời chỉ trích này tăng dần, kéo dài thì có thể khiến họ bị ấm ảnh đến mức chỉ muốn chết đi. Thực tế, những gì mà người khác nói về ngoại hình của bạn cũng chính là những gì mà bạn có thể cảm nhận được như gầy thế, béo thế…
3. Trầm cảm
Sau thời gian dài tinh thần bị ảnh hưởng và không thể thoát ra khỏi tình trạng đó, đồng thời vẫn tiếp tục bị body shaming thì nạn nhân sẽ cô lập mình với xã hội, dẫn đến trạng thái trầm cảm. Khi một cá nhân rơi vào trạng thái này thì đã có vấn đề về tâm lý, lúc này cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
4. Làm đẹp phản khoa học
Như đã chia sẻ khi giải đáp câu hỏi body shaming là gì? Những người bị mặc cảm về ngoại hình rất dễ áp dụng các phương pháp kiểm soát cân nặng không lành mạnh, thậm chỉ là phản khoa học. Từ việc cảm thấy tự tư một chút sau đó họ chuyển dần sang nhịn ăn quá đà hoặc dùng đến các loại thuốc không tốt cho sức khỏe.
IV. Cách thực vượt qua body shaming
Nếu bạn biết được rằng mỗi người đều có những quan điểm về cái đẹp khác nhau thì chắc chắn bạn sẽ thấy tự tin hơn. Chuẩn mực về cái đẹp luôn thay đổi theo thời gian. Ví dụ như ngày xưa phụ nữ da trắng, môi trái tim chính là chuẩn mực của cái đẹp, thì ngày nay da nâu, môi dày lại được xem là hợp mốt.
1. Nhận thức được không ai hoàn hảo
Theo một số nghiên cứu, thì cứ 2 người sẽ có 1 người không hài lòng về cơ thể của mình. Điều này có nghĩa là một nửa nhân loại đang cảm thấy tư ti về cơ thể của chính mình. Thực tế, chính những người hay chỉ trích người khác cũng là người không hài lòng về diện mạo của họ.
2. Học cách yêu thương bản thân
Có lẽ rất khó để bạn có thể bỏ ngoài tai những lời body shaming. Tuy nhiên, nếu bạn học cách yêu thương chính mình thì sẽ dễ dàng tiếp nhận mọi thứ một cách dễ dàng. Dù bạn là người dễ tăng cân hay khó trở nên đều đặn thì cũng không sao cả, miễn là bạn vẫn luôn cố gắng hoàn thiện chính mình.
3. Nói rõ cảm giác của bạn
Đôi khi những lời miệt thị ngoại hình của bạn chỉ để mua vui. Đối với người thân hay bạn bè thì bạn hãy nói rõ cảm giác của mình. Có thể do họ không biết được những lời đùa giỡn đó lại làm bạn cảm thấy tệ hại.
4. Rèn luyện, chăm sóc bản thân
Để có ngoại hình đẹp hơn thì bạn nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Bởi những bài tập này không chỉ giúp bạn đẹp lên mà còn cải thiện sức khỏe. Bên cạnh đó hãy dưỡng da thường xuyên để có làn da đẹp và khuôn mặt tự tin, hấp dẫn hơn nhé.
Có thể thấy tình trạng miệt thị ngoại hình người khác đang ngày càng phổ biến và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tinh thần của những người có tính cách nhạy cảm. Do đó, bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi bình luận, nhân xét về ngoại hình của người khác. Bên cạnh đó, chính bạn cũng cần mạnh mẽ đối mặt với những mặc cảm về ngoại hình, đừng để body shaming khiến bạn tổn thương.
Trên đây là những chia sẻ về khái niệm body shaming là gì. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được những hậu quả của việc miệt thị ngoại hình mang lại. Nếu bạn đang là nạn nhân của tình trạng thì đừng quá buồn, hãy tự tin và yêu thương bản thân mình nhiều hơn. Bởi mỗi chúng ta được sinh ra trên đời này đều là một thiên thần rồi đấy.