Sinh ra con, người làm cha, làm mẹ nào cũng mong muốn con yêu phát triển khỏe mạnh và bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ không may bị thiểu năng thì bạn cần làm gì để con vượt qua. Thay vì buồn phiền và cảm thấy tự ti, bố mẹ nên hiểu rõ thiểu năng là gì để đồng hành con con vượt qua vấn đề này. Đọc ngay bài viết dưới đây của camhcrosscurrents.net để hiểu rõ hơn về tình trạng này ở trẻ nhé.
I. Thiểu năng là gì?
Thiểu năng là tình trạng chậm phát triển về mặt trí tuệ và thiếu hụt những kỹ năng cần thiết của cuộc sống. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải nhớ rằng phần lớn trẻ mắc một số các khuyết tật về trí tuệ vẫn có thể thông minh, thậm chí là thông minh hơn những đứa trẻ bình thường khác.
Với việc nghiên cứu và đào sâu tìm hiểu về vấn đề khuyết tật trí tuệ thì thầy cô, gia đình có thể giúp trẻ phát triển một cách rõ ràng, thậm chí còn nhận được kết quả ngoài mong đợi.
Mặc dù vậy thì không một cha mẹ nào mong con mình gặp phải hội chứng thiểu năng trí tuệ này. Nhất là khi căn bệnh này ảnh hưởng đến hệ thần kinh khá lớn. Điều này không chỉ tác động đến trí tuệ của trẻ mà còn ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của trẻ.
II. Những dạng khuyết tật trí tuệ
Hiện nay thiểu năng được chia thành nhiều loại như thiểu năng giao tiếp, thiểu năng xã hội, thiểu năng ngôn ngữ… Với mỗi loại sẽ có những nguyên nhân và cách điều trị, phương pháp chăm sóc khác nhau. Dưới đây là một số loại thiểu năng giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.
1. Thiểu năng trong việc đọc
Tình trạng khuyết tật trong việc độc được chia thành 2 dạng. Thứ nhất là một dạng biểu hiện khi trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu mối quan hệ giữa các chữ cái, từ ngữ, âm thành. Còn dạng thứ 2 là gặp khó khăn trong việc đọc hiểu, điều này có nghĩa là trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu nghĩa của từ, của câu và đoạn văn.
Những dấu hiệu để nhận biết trẻ thiểu năng là gì? Đó là khó nhận biết chữ cái, từ ngữ; Tốc độ đọc của trẻ chậm, không trôi chảy; Kỹ năng sử dụng từ, câu của trẻ kém; Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu nghĩa của từ.
2. Thiểu năng trong việc viết
Dạng thiểu năng này có thể bao gồm cả hành động việt, khả năng tổng hợp thông tin hoặc cả hai. Trẻ bị thiểu năng viết sẽ gặp khó khăn trong việc tạo nên chữ cái, viết ra câu.
Dấu hiệu của thiểu năng viết chính là khó đánh vần; chữ viết của trẻ lộn xộn; gặp khó khăn trong việc chép lại từ, chữ cái.
3. Thiểu năng trong việc nghe nhìn
Một số trẻ có vấn đề trong việc nghe nhìn nên dẫn đến khả năng học tập cũng bị ảnh hưởng. Dạng thiểu năng này có biểu hiện thông qua việc khó tiếp nhận những gì mà trẻ nghe và nhìn thấy. Theo đó, trẻ có thể mất khả năng nhận ra sự khác biệt giữa một số loại âm thành.
4. Thiểu năng trong hoạt động
Dạng thiểu năng này là gì? Trẻ sẽ gặp khó khăn trong các những động tác vận đồng và khéo léo. Chúng có vẻ không phát triển đúng với độ tuổi và gặp vấn đề với những hoạt động cần đến sự phối hợp giữa tay và mắt.
4. Thiểu năng trong giao tiếp
Đây là tình trạng thiểu năng liên quan đến khả năng nói và hiểu lời nói ở trẻ. Những triệu chứng của thiểu năng giao tiếp, ngôn ngữ đó là khó nói một cách lưu loát; khi kể lại một câu chuyện sẽ thấy khó khăn; gặp khó khăn khi làm theo những chỉ dẫn.
III. Nguyên nhân khiến trẻ bị thiểu năng
Việc tiếp xúc với trẻ thiểu năng trong xã hội hiện này không phải là quá hiếm. Điều này phản ánh số lượng trẻ bị thiểu năng cũng không quá thấp. Vậy nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị thiểu năng là gì? Đó là:
1. Yếu tố di truyền
Theo kết quả thống kê, có khoảng 1/4 trẻ bị thiểu năng là do di truyền. Điều này có nghĩa là gia đình có tiền sử bệnh thiểu năng thì sẽ có nguy cơ cao ảnh hưởng đến các thế hệ sau.
Có đến 5% số trẻ bị thiểu năng là do thừa hưởng từ bố mẹ. Trường hợp bố hoặc mẹ có dấu hiệu về bệnh thần kinh hay ảnh hưởng về mặt trí tuệ thì con sinh ra cũng có nguy cơ bị thiểu năng.
2. Những ảnh hưởng từ hành động tiêu cực của mẹ khi mang bầu
Theo các bác sĩ, 3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm và rất quan trọng. Bởi đây là quá trình phát triển của trẻ ở trong bào thai của người mẹ. Do đó, những bà mẹ có hành vi tiêu cực như sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn… sẽ làm tăng khả năng trẻ bị thiểu năng.
3. Ảnh hưởng từ bệnh tật
Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu và cần được tiêm phòng đầy đủ. Đặc biệt là trường hợp trẻ mắc một số bệnh như sởi, thủy đậu thì cần được chăm sóc cẩn thận. Bởi nếu không chú ý, những tác hại của căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến trí tuệ, sự nhận thức của trẻ. Vậy nên, bố mẹ cần có biện pháp phòng ngừa và chữa trị đúng cách cho trẻ.
4. Tác động của môi trường
Việc trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, có nhiều hóa chất cũng làm tăng nguy cơ bị thiểu năng. Bên cạnh đó, môi trường giáo dục, sinh sống hàng ngày cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nếu sống trong môi trường thiếu thốn tình cảm, chịu những ảnh hưởng về tâm lý thì có thể dẫn đến tình trạng thiểu năng ở trẻ.
IV. Cách chăm sóc người bệnh thiểu năng
Qua những thông tin giải đáp thiểu năng là gì, có thể thấy tình trạng này khiến người bệnh và gia đình đều cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn không may có trẻ bị thiểu năng thì nên chú ý một số vấn đề sau:
- Luôn giữ tình thần lạc quan: Tinh thần có tác động đến sự phát triển của mỗi người. Khi vui vẻ, thoải mái thì việc giao tiếp với người thân mới được tươi cười, niềm nở. Điều này sẽ giúp người bệnh tiếp thu những yếu tố tích cực, hỗ trợ cải thiện mặt tinh thần để phát triển những vấn đề khác.
- Tìm kiếm phương pháp giáo dục tốt nhất: Việc tìm hiểu kỹ trường hợp thiểu năng mà người bệnh đang mắc phải sẽ giúp bố mẹ, người chăm sóc có thể nắm được được phương pháp giáo dục phù hợp.
- Luôn kiên nhẫn: người thiểu năng đôi khi sẽ có những hành động, lời nói khiến chúng ta cáu gắt, bực bội. Tuy nhiên điều cần làm với người bệnh là sự kiên nhẫn, bởi sự phát triển của người bị thiểu năng cần rất nhiều thời gian.
Có thể hiểu, thiểu năng là một bệnh lý ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí tuệ cũng như tương tác của con người. Vì thế, việc chăm sóc người bệnh luôn là vấn đề quan trọng cần được quan tâm đúng mực. Vậy nên, hy vọng với những chia sẻ về thiểu năng là gì trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.